Mạng xã hội là “vùng đất màu mỡ” cho doanh nghiệp muốn làm truyền thông tiết kiệm. Bởi ngày nay, bất kì ai cũng sở hữu cho mình ít nhất một tài khoản mạng xã hội.
Tận dụng lợi thế miễn phí và tiếp cận được nhiều người này, nhiều doanh nghiệp đã thành công quảng bá thương hiệu.
Lợi ích của mạng xã hội trong việc làm truyền thông:
1. Thu hút nhanh – gọn – lẹ đến đối tượng khách hàng
Truyền thông mạng xã hội là một phần của Digital Marketing, gồm các hoạt động truyền thông kỹ thuật số trên Internet. Truyền thông mạng được thừa hưởng tốc độ truyền tin nhanh chóng bậc nhất của Digital Marketing, đồng thời, nó cho phép người tiêu dùng tương tác trực tiếp với nhau (feedback, review trực tuyến), gia tăng mức độ lòng tin của những đối tượng tiềm năng và kích thích gián tiếp nhu cầu trải nghiệm sản phẩm của họ.
2. Tăng nhận diện thương hiệu
Truyền thông mạng xã hội đang dần trở thành phương thức truyền thông được ưa dùng nhất bởi độ phủ sóng rộng rãi đến mọi đối tượng. Các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram có những thuật toán riêng để đưa ra những gợi ý sát với nhu cầu của khách hàng nhất thông qua lịch sử tìm kiếm, trò chuyện, cuộc hội thoại… . Các thương hiệu có cơ hội xuất hiện với tần suất dày đặc trên Internet, mang đến độ nhận diện nhất định, đáp ứng chiến lược thương hiệu và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, dịch vụ thương hiệu cung cấp.
3. Dễ dàng trong khâu tìm kiếm, nghiên cứu thị trường và đối thủ
Các tính năng tương tác như: like, share, comment… trên mạng xã hội giúp các doanh nghiệp dễ dàng đo lường hiệu suất truyền thông của mình. Bên cạnh đó, thông qua các con số được cập nhật liên tục mỗi giờ,thương hiệu quan sát được sự chuyển động của thị trường, bắt kịp xu hướng và đưa ra những chiến thuật phù hợp nhất.
Cách thực hiện chiến lược truyền thông mạng xã hội hiệu quả:
1. Bám sát chiến lược thương hiệu
Trước khi thực hiện truyền thông mạng, điều bạn nên để tâm nhất chính là: Nó có đồng nhất với thông điệp từ chiến lược thương hiệu hay không?
Truyền thông mạng là một hình thức truyền thông của thương hiệu nên bắt buộc nó phải đáp ứng các yêu cầu của thương hiệu, truyền tải thông điệp và giải quyết được mục đích thương hiệu đã đề ra. Mọi nội dung, hình ảnh, các trang mạng xã hội được sử dụng,… tất cả thể hiện được tính nhất quán, làm sao để khách hàng nhận diện được thương hiệu nhanh chóng giữa hàng nghìn thông tin trên Internet mỗi ngày.
2. Nghiên cứu và tìm ra hướng đi
Nắm bắt xu hướng của thế hệ gen Z (sống trong Internet) nên hầu hết các thương hiệu đều làm truyền thông rất tốt trên mạng xã hội. Họ thống trị từ cách đăng tải nội dung, hình ảnh cho đến chiến dịch lớn. Vậy, làm sao để chiến lược thương hiệu của bạn có khả năng nổi bật giữa các ông lớn như thế này? Đó là giai đoạn bạn phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng.
- Đối tượng khách hàng thương hiệu hướng tới là ai?
- Họ đang sử dụng các trang mạng xã hội nào?
- Thông điệp xuyên suốt bạn muốn truyền tải cho đối tượng này là gì?
- Mục đích truyền thông mạng là bán hàng, quảng bá thương hiệu hay chỉ để xây dựng cộng đồng riêng cho thương hiệu?
Dù câu trả lời là thế nào thì thương hiệu vẫn phải đảm bảo rằng các thông điệp truyền đi đều mang tính tích cực, tác động được đến đối tượng, đúng sự thật và đủ khác biệt. Hãy dự đoán tất cả các trường hợp rủi ro lẫn tiềm năng có thể xảy đến để thương hiệu có nền tảng vững chắc trong quá trình truyền thông mạng xã hội.
3. Lên kế hoạch cho nội dung
Đừng vội nghĩ nội dung trên mạng xã hội chỉ tốn vài ba dòng nên chỉ cần soạn thảo trước một ngày lên sóng là ổn. Bởi, tất cả nội dung đăng tải để truyền thông đều là một chiến thuật trong bộ chiến lược thương hiệu. Từng bài đăng trên mạng xã hội phải chứa một thông điệp nhất định, mà thông điệp đó buộc phải nằm trong thông điệp lớn của thương hiệu.
Ví dụ, để truyền cảm hứng cho các tín đồ yêu thể thao về thông điệp #JustDoIt, Nike đã cho đăng tải trên trang Facebook của mình câu chuyện của nhân vật Rafael Nadal (tay quần vợt xuất sắc nhất mọi thời đại), Rob Gronkowski – Gronk (cầu thủ bóng bầu dục Anh)…
Nội dung trên mạng xã hội có thể linh hoạt, sử dụng nhiều thể loại để mang đến cảm giác mới mẻ, trọn vẹn cảm xúc cho khách hàng. Tốt nhất, các nhà sáng tạo nội dung nên lập kế hoạch dài theo tháng hoặc năm để tính xuyên suốt của chiến lược thương hiệu được đảm bảo.
4. Xây dựng chủ đề về mặt hình ảnh
Ngoài chủ đề về nội dung thì việc thống nhất hình ảnh cũng giúp khách hàng ấn tượng hơn về thương hiệu. Đồng bộ về màu sắc, thay đổi chủ đề theo tháng, sự kiện,… hãy tìm ra một chủ đề phù hợp cho hình ảnh để việc truyền thông hiệu quả hơn trên nhiều phương diện.
5. Theo dõi và tương tác
Mạng xã hội là nơi duy nhất đáp ứng được nhu cầu tương tác hai chiều: khách hàng đến doanh nghiệp và ngược lại. Cũng bởi đặc tính này mà mạng xã hội được ưu ái hơn cả trong chiến lược thương hiệu, bởi họ theo dõi được phản ứng của khách hàng một cách chân thật nhất.
6. Đo lường hiệu suất truyền thông
Nếu trong Marketing truyền thống, doanh nghiệp gặp khó khăn để truy xuất dữ liệu thì điều này lại hoàn toàn dễ dàng với truyền thông mạng. Từ tỉ lệ lượt thích, theo dõi, lượng tương tác trực tiếp trên nội dung cho đến lượng truy cập vào website, chi phí quảng cáo, tất cả đều được thống kê chi tiết nhất để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về cách thức truyền thông, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp.
Phạm Gia Media tự hào là đơn vị hỗ trợ truyền thông với nhiều năm kinh nghiệm. Nếu bạn cần tư vấn về các chiến lược truyền thông và được hỗ trợ để hiện thực hoá chúng, hãy đến với chúng tôi ngay thôi!
Liên hệ Công ty TNHH Truyền thông Sự kiện Phạm Gia Media
- Hotline: 0938699786
- Email: phamquocnamt@gmail.com
- Địa chỉ: 1073/59 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Fanpage: Phạm Gia Media
Xem thêm: Vai trò của truyền thông với doanh nghiệp vừa và nhỏ
THUÊ DANCER TẠI TIỀN GIANG
BOOKING CA SĨ GIÁ TỐT TẠI BÌNH DƯƠNG
Dịch Vụ Chụp Ảnh Theo Concept Chuyên Nghiệp – Phạm Gia Media
DỊCH VỤ CUNG CẤP DANCER GIÁ TỐT TẠI BÌNH DƯƠNG
DỊCH VỤ CUNG CẤP DJ CHUYÊN NGHIỆP GIÁ TỐT TẠI BÌNH DƯƠNG
ĐƠN VỊ THẦU CUNG CẤP DANCER CHUYÊN NGHIỆP