SHOW DIỄN SUPER BOWL LÀ SHOW DIỄN GIỮA GIỜ NGHỈ TRONG TRẬN CHUNG KẾT SIÊU CÚP BÓNG BẦU DỤC NƯỚC MỸ, ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG SÂN KHẤU ĐƯỢC MONG ĐỢI NHẤT KHÔNG CHỈ Ở LÃNH THỔ MÀ CÒN CẢ KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI, LÀ NIỀM TỰ HÀO CỦA CÁC NGHỆ SỸ HÀNG ĐẦU NHƯ PRINCE, KATY PERRY, LADY GAGA, MICHEAL JACKSON, MADONNA … KHI ĐƯỢC TRỞ THÀNH NGƯỜI BIỂU DIỄN. CÙNG THEO CHÂN KĨ SƯ ÂM THANH CỦA SUPER BOWL – PATRICK BALTZELL, TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ MẶT ÂM THANH CHO SHOW DIỄN SUPER BOWL NHÉ.
1. KHẢO SÁT ĐỊA ĐIỂM
Sau khi biết được nơi tổ chức trận chung kết giải đấu Super Bowl, Patrick Baltzell cùng cộng sự của mình thực hiện chuyến khảo sát đầu tiên trước đó 8 tháng để xem xét toàn bộ không gian sân vận động, kiểm tra những vị trí có thể đặt các xe màu (Xe màu là một loại xe được thiết kế đặc biệt, trông bề ngoài của nó giống như một chiếc xe tải, trong thùng xe được gắn các thiết bị kỹ thuật, như thiết bị phát sóng, ghi hình..nó đóng vài trò như một trường quay di động, chuyên dùng để xử lý tín hiệu âm thanh và hình ảnh cho một buổi ghi hình và phát sóng trực tiếp đến khán giả.), nơi tập kết các xe loa, vị trí loa trên sân, hệ thống điều khiển, xem xét các lối đi để có thể setup tất cả chỉ trong vòng 6 phút tính từ khi hiệp một kết thúc
Ông và team của mình sẽ tiếp tục thực hiện khoảng hai chuyến khảo sát tiếp theo để tính đường dây, cáp. Nói chuyện với các kĩ sư âm thanh của sân vận động để đưa ra phương pháp kết nối hệ thống loa có sẵn dùngcho các phần thông báo, nghi thức quốc ca… của trận đấu trước đó với hệ thống loa của show diễn.
2. LÀM VIỆC VỚI NGHỆ SĨ
Để hoàn thành tiến độ chuẩn bị công việc, vào tháng 9 (5 tháng trước khi diễn ra chương trình), đội nghĩ sáng tạo sẽ bắt đầu làm việc với các nghệ sĩ, nhà sản xuất, NFL (Ban quản lí giải bóng bầu dục quốc gia Mỹ) để phát triển về nội dung chương trình, các tiết mục trình diễn… tất cả những gì họ sẽ làm để chương trình tốt hơn so với năm trước. Giai đoạn này diễn ra trong 4 tháng (tháng 9 đến tháng 12) và tất cả sẽ được chốt trong tháng 12 để bắt đầu triển khai mọi thứ về sân khấu, âm thanh, ánh sáng…
Patrick Baltzell tiếp tục triển khai công việc của mình, ông bắt đầu nói chuyện với các nghệ sĩ về các tiết mục trình diễn, phối nhạc, thu âm trước. Mặc dù hầu hết các nghệ sĩ đều trình diễn live nhưng để đề phòng cho một số tình huống xấu, ông cùng các nghệ sĩ luôn ghi một bản thu âm dự phòng.
3. LÊN BẢN VẼ KĨ THUẬT, LẮP ĐẶT VÀ THIẾT LẬP ÂM THANH
Lượng loa mà Patrick Baltzell dùng thường rơi với khoảng 120 loa full và 36 loa siêu trầm, Loa sẽ chia thành những cụm nhỏ đặt trên một chiếc xe kéo (xe loa) và được bố trí dọc theo đường biên xung quanh sân vận động, hướng lên khán đài.
Tại sao ông không dùng các hệ thống tháp loa lớn mà chia nhỏ thành những xe loa nhỏ và rải xung quanh sân vận động, Về mặt lí thuyết các tháp loa lớn chất lượng âm thanh sẽ tốt hơn nhưng ông đã không dùng vì nhiều lí do:
1. Khán giả đang xem chương trình trong không gian 360 độ, các tháp loa rất lớn và cao, vì vậy sẽ che mất tầm nhìn của nhiều khán giả khi xem buổi biểu diễn
2. Lối di chuyển từ khu vực tập kết thiết bị và sân vận động là các đường hầm mà vận động viên đi qua chỉ rộng tối đa khoảng 3m. Vì vậy để đưa các tháp loa lớn vào sân là rất khó khăn, phải tháo nhỏ các bộ phận để di chuyển qua và đưa tới các vị trí đã đánh dấu và dựng lên trong bóng tối tất cả chỉ có 6 phút.
3. Các tháp loa lớn với sức nặng khoảng 5000 pound (khoảng 2268kg) sẽ làm hỏng mặt sân vận động
Sau khi có được vị trí các loa, Patrick Baltzell sẽ mất khoảng 8 tiếng, đôi khi nhiều hơn là mất 2 buổi để đo các vùng âm trong sân vận động, ông thường đo vào khoảng thời gian từ 18h đến 2h sáng hôm sau vì đây là khoảng thời gian các nhân viên ở sân đã nghỉ, không gian thật sự cần yên tĩnh, nếu trời mưa hoặc gió lớn thì kết quả sẽ không chính xác.
Ông khoanh vùng ghế ở một góc phần tư của sân vận động, thiết lập 10 Micro xung quanh và đặt theo từng tầng ghế, lần lượt sau khi đo xong sẽ tiếp tục thiết lập Micro trên các tầng ghế tiếp theo và thử âm thanh theo chiều dọc.
Ông kích hoạt hệ thống âm thanh bằng tiếng ồn màu hồng (Pink Noise – tín hiệu ngẫu nhiên, được lọc để có nặng lượng bằng nhau mỗi quãng tám), sau đó đo âm bằng các Micro đã thiết lập ở trên. Cứ lần lượt như vậy ông sẽ kiểm tra được âm lương ở từng khu vực và tối ưu hóa âm thanh. Dung sai mà ông thiết lập cho các khu vực rơi vào khoảng +- 3dB
4. REHEARSAL
Cuối cùng vào ngày Rehearsal, ông cùng với đội của mình cùng với toàn bộ ekip chương trình luyện tập cách đẩy các xe loa vào vị trí, kết nối dây tín hiệu và dọn tất cả mọi thứ khi chương trình kết thúc.
Đó là tất cả những quá trình mà Patrick Baltzell cùng đội của mình chuẩn bị âm thanh cho show diễn Super Bowl nổi tiếng.
Qua bài tìm hiểu trên, chúng ta cũng đã thấy đằng sau những tiết mục trình diễn xuất sắc mãn nhãn là quá trình chuẩn bị đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Ở Việt Nam, mức độ đầu tư cho các chương trình lớn vẫn chưa chưa “khủng” và chi tiết đến mức như thế này. Do đó, để các chương trình tại Việt Nam có đủ độ hoành tráng và xứng tầm với các sự kiện quốc tế, mọi người có thể học hỏi thêm cách chuẩn bị cho phần âm thanh như đo và cân chỉnh âm thanh cho từng khu vực, chia nhỏ thành nhiều cụm âm thanh với không gian lớn có thể để bao quát được toàn bộ không gian chương trình.
DỊCH VỤ CUNG CẤP DJ QUÁN BAR TẠI LONG AN
DỊCH VỤ CUNG CẤP DANCER QUÁN BAR TẠI LONG AN
THUÊ DANCER KHU VỰC BÌNH DƯƠNG
THUÊ DJ KHU VỰC BÌNH DƯƠNG
THUÊ DANCER CHUYÊN NGHIỆP TẠI BÌNH DƯƠNG
DỊCH VỤ THUÊ DJ CHUYÊN NGHIỆP TẠI BÌNH DƯƠNG