Cứ mỗi dịp có chương trình tết trung thu, trẻ em lại háo hức chờ đợi đi rước đèn ông sao, tham gia phá cỗ, xem múa lân múa rồng, chơi những trò chơi dân gian đặc sắc.
Để tổ chức đêm hội trăng rằm ý nghĩa, khó quên thì không thể thiếu những trò chơi cho các em cùng tham gia. Hãy tham khảo ngay những trò chơi mà sự kiện Phạm Gia Media đã tổng hợp ngay sau bài viết dưới đây để có một chương trình trung cho thiếu nhi thu hấp dẫn, thú vị.
HOẠT ĐỘNG TRUNG THU HAY SÁNG TẠO
1. LÀM BÁNH TRUNG THU
- Chương trình Trung thu sẽ trở nên ý nghĩa hơn với các em nếu chúng được tự học cách làm bánh Trung thu.
- Các phụ huynh có thể tổ chức một trò chơi thú vị kiểu này cho mỗi bé được tự làm chiếc bánh Trung thu của riêng minh và tổ chức chấm giải hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc bánh Trung thu khổng lồ cũng rất vui đấy.
- Đây là một trong những trò chơi Trung thu cho thiếu nhi rất ý nghĩa, giúp trẻ hiểu được các công đoạn để làm nên một chiếc bánh Trung thu và trân trọng giá trị của sức lao động. Đây cũng là cách giúp cha, mẹ gần gũi với con hơn
2. TỔ CHỨC LỄ HỘI HÓA TRANG NGAY TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG THU
- Đây là trò chơi mà bất cứ trẻ em nào đều thích khi tham gia chương trình. Hãy chuẩn bị những bộ đồ để bé có thể hóa trang thành các nhân vật cổ tích mà mình yêu thích.
- Bé gái có thể hóa trang thành chị Hằng, thỏ ngọc, công chú… còn bé trai thì hóa trang thành chú Cuội, các nhân vật trong truyện tranh chẳng hạn.
- Có thể lên kế hoạch tổ chức một cuộc thi để chọn ra người hóa trang giống nhất và trao giải cho các bé. Xen kẽ với cuộc thi là các buổi “phá cỗ” với bánh ngọt và trái cây.
HOẠT ĐỘNG KÍCH THÍCH SỰ TÒ MÒ, SÁNG TẠO CỦA BÉ
1. TRUY TÌM BÁU VẬT
- Nếu khu vực bạn ở có diện tích rộng lớn và nhiều người quản lý thì có thể tổ chức trò chơi truy tìm báu vật để các bé tham gia.
- Hãy chia các bé thành các nhóm, mỗi nhóm đều phải có người hướng dẫn, lên kế hoạch tổ chức một chuỗi các trò chơi, mỗi trò chơi lại ẩn chứa một thông điệp mà sau khi chinh phục được toàn bộ các trò chơi, các bé có thể xâu chuỗi những thông điệp đó để tạo thành một thông điệp chung, cũng chính là chìa khóa để mở ra kho báu.
- Kho báu ở đây có thể là một chiếc hộp chứa đầy bánh kẹo, đồ chơi bên trong. Lưu ý là số lượng bánh kẹo, đồ chơi phải chia đều để bé nào cũng có phần nhé.
- Khi tổ chức chương trình Trung thu này cần lưu ý đảm bảo an toàn cho các bé, luôn luôn có người lớn giám sát, kèm cặp các bé.
—>> Tham khảo qua: Những điều cần biết khi tổ chức đêm trung thu cho bé
2. TẬP LÀM ĐÈN LỒNG
Lồng đèn là đồ chơi Trung thu truyền thống mà bất kể bé trai hay bé gái đều thích. Tuy nhiên, hiện nay, lồng đèn bằng điện đều được bán sẵn khiến nhiều bé không biết cách làm lồng đèn bằng giấy như thế nào.
- Nếu có đủ thời gian, điều kiện, người tổ chức có thể mời một nghệ nhân về để hướng dẫn các bé cách làm lồng đèn Trung thu bằng giấy truyền thống hay cách làm đèn ông sao bằng giấy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc ngày Tết Trung thu.
- Có thể tổ chức cuộc thi xem bé nào làm đèn đẹp hơn, nhanh hơn hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc đèn lồng thật to, sau đó dùng chính những sản phẩm này để tham gia lễ rước đèn.
3. THI MÚA HÁT, DIỄN KỊCH
Đây đều là những trò chơi lành mạnh, bổ ích mà các mẹ có thể tham khảo khi tổ chức trung thu cho bé. Các bài hát, màn múa nên liên quan đến ngày lễ Trung thu như:
- Bài hát về Trung thu: Chiếc đèn ông sao, Rước đèn tháng 8, Gọi trăng là gì, Vầng trăng cổ tích…
- Màn múa hát về Trung thu: Ơi ánh trăng vàng, Em đi xem hội trăng Rằm, múa Lân…
- Kịch kể lại sự tích Tết Trung thu…
4. TỔ CHỨC TRUNG THU CHO CÁC BÉ CHƠI GHÉP HÌNH
- Với những nơi tổ chức có diện tích hạn chế có thể tổ chức chương trình tổ chức Tết trung thu cho thiếu nhi là các trò chơi ghép hình.
- Chia các bé thành những nhóm nhỏ, phân chia không gian cho các nhóm, sử dụng đạo cụ là các tấm bảng và các mảnh ghép để các bé dán lại tạo thành một hình có ý nghĩa liên quan đến Trung thu.
- Vì đây là trò chơi mang tính tập thể nên mẹ cần chọn những mảnh ghép có kích thước lớn một chút, có thể bằng cuốn vở là hợp lý.
- Kích thước tổng thể của bức tranh cần ghép là khoảng 3×1 mét, mỗi nhóm khoảng 5-10 bé.
- Chất liệu mảnh ghép mẹ nên dùng là format, vừa rẻ tiền, vừa nhẹ lại không dễ hỏng, rất thích hợp với trẻ nhỏ.
- Mỗi bức ghép nên có một hình mẫu nhỏ để các bé biết được nội dung bức tranh cần ghép là gì.
- Đội nào ghép đúng hình nhanh hơn sẽ là đội giành chiến thắng và được tặng quà là gấu bông, búp bê hay ô tô…
- Sau cuộc thi ghép hình sẽ là màn phá cỗ và màn rước đèn tưng bừng. Đảm bảo các bé sẽ yêu thích.
Với những gợi ý bên trên hãy tạo ra một sân chơi thú vị cho bé, không chỉ mang tới phút giây vui vẻ cho trẻ em còn gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình trong không khí trung thu đoàn viên, đầm ấm.
DỊCH VỤ CUNG CẤP DJ QUÁN BAR TẠI LONG AN
DỊCH VỤ CUNG CẤP DANCER QUÁN BAR TẠI LONG AN
THUÊ DANCER KHU VỰC BÌNH DƯƠNG
THUÊ DJ KHU VỰC BÌNH DƯƠNG
THUÊ DANCER CHUYÊN NGHIỆP TẠI BÌNH DƯƠNG
DỊCH VỤ THUÊ DJ CHUYÊN NGHIỆP TẠI BÌNH DƯƠNG