Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện - Phạm Gia Media

Trong sân khấu, bên cạnh yếu tố âm thanh thì ánh sáng chính là ngôn ngữ giúp biểu đạt nội dung, tâm trạng mà nghệ sĩ cũng như đạo diễn mong muốn thể hiện cho khán giả. Trong các chương trình sự kiện giải trí, ánh sáng kết hợp với âm thanh tạo nên những cảm xúc cao trào và hiệu ứng thị giác ấn tượng cho người xem. Ở bất kỳ hình thức sự kiện nào, vai trò của ánh sáng là cực kỳ quan trọng và người thiết kế ánh sáng xứng đáng là một người nghệ sĩ.

Tại Việt Nam, thiết kế ánh sáng cũng là một ngành nghề mới mẻ và chỉ có một nơi đào tạo chính quy duy nhất là trường ĐH Sân khấu Điện ảnh. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần những người thiết kế ánh sáng sự kiện đều trưởng thành từ quá trình tự học. Chúng ta cũng chỉ gặp được các nhân sự thiết kế ánh sáng chuyên nghiệp trong những chương trình giải trí quy mô lớn hoặc những show diễn có hàm lượng nghệ thuật cao.

Mặc dù vậy, ở góc độ công việc của một Event Planner, các bạn cũng cần phải hiểu về các nguyên tắc thiết kế ánh sáng cơ bản để phối hợp cùng với người thiết kế ánh sáng hoặc chủ động hơn trong công việc của mình.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện

1. Phân loại hệ thống ánh sáng

Trong tổ chức sự kiện, hệ thống ánh sáng thường được chia thành 3 loại:

  • Ánh sáng màu, ánh sáng trắng

Hệ thống ánh sáng này có nhiệm vụ tạo phong cảnh. Hệ thống ánh sáng màu, ánh sáng trắng sẽ chuyển động liên tục để phục vụ các hoạt động trong sự kiện. Những ánh sáng này thường được tạo bởi các thiết bị chuyên dụng được thiết kế đặc biệt như laser, đèn chiếu. đèn tròn quay,…

  • Ánh sáng bảo vệ

Ánh sáng bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ khu vực sự kiện và phòng hội nghị với cường độ ánh sáng thích hợp sẽ là lựa chọn tốt nhất.

  • Ánh sáng hỗ trợ

Loại hệ thống ánh sáng này có nhiệm vụ phục vụ cho các hoạt động hỗ trợ, chuẩn bị  cho các hoạt động sẽ diễn ra trong sự kiện như những hoạt động lắp dựng thiết bị, dịch vụ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của những vị khách mời, nhân viên công ty và lãnh đạo trong thời gian sự kiện tổ chức.

Đơn vị tổ chức sự kiện phải lường trước, tính toán được toàn bộ nhu cầu và vị trí lắp đặt hệ thống ánh sáng của sự kiện một cách rõ ràng. Các thiết bị ánh sáng được trang trí khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào vai trò và vị trí từng khu vực. Ánh sáng sân khấu phải thế nào cho phù hợp, độ sáng tối ở phía ngoài tiền sảnh và của phòng hợp hay trong bữa tiệc chiêu đã có, đạt tiêu chuẩn không?

Sự kiện có muôn hình môn vẻ nhờ hệ thống ánh sáng. Vì vậy, hệ thống ánh sáng đòi hỏi nhà cung cấp phải có những thiết kế cụ thể và chi tiết. Bên cạnh đó, việc pahỉ thường xuyên kiểm tra tiến độ cũng sẽ giúp cho sự kiện đạt được hiệu quả cao. Và đối với những người làm chương trình sự kiện thì cần tham khảo về một số điều cần biết về âm thanh, ánh sáng trong tổ chức sự kiện để có được một sự kiện thành công nhất.

2. Các loại đèn sử dụng trong event

  • Đèn scanner

Đèn scanner hay còn gọi là đèn quét. Đèn cho ánh sáng mạnh cùng nhiều hiệu ứng khác nhau như tạo màu, Gobo (chắn sáng thành hình, bông hoa,…), Iris (thi hoặc mở lớn hơn bằng chắn sáng), nhân lên nhiều hình bằng lăng kính, Zoom, quya ngang hoặc quay dọc. Không chỉ có vậy, các thế hệ mới có công suất suất mạnh hơn nhưng không tỏa nhiệt khi hoạt động.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện

Điểm yếu của loại đèn này la cồng kềnh, vì thế thường chỉ dùng cho các loại sự kiện lớn, cố định bằng cách treo lên cao.

  • Đèn Moving head

Tương tự như scanner, Moving head không còn là cái tên xa lạ đối với những nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Trong khi Sanner chuyển động ánh sáng nhanh và chính thì Moving head lạ cùng bị cho là chậm chạm hơn rất nhiều. Đổi lại Moving head cho góc quyét ngang và quét dọc linh hoạt cùng nhiều hiệu ứng sinh động vô cùng đặc biệt.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện

Còn 1 điểm khác biệt nữa giữa Moving head và scanner chính là đối tượng sử dụng. Nếu Scanner được dùng nhiều chủ yếu ở các sân khấu cố định bằng cách treo lên cao thì Moving head lại sử dụng trong các sự kiện cơ động, đặt dưới sàn và phản chiêu ánh sáng ngược lên sân khấu.

  • Đèn Strobe light

Strobe light hay còn được nhiều người biết đến với cái tên đèn chớp. Đây là loại đèn có sáng sáng tương tự như Flash nhưng mạnh hơn rất nhiều. Đèn có khả năng chớp nháy liên tục , có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm tùy ý. Bởi vậy mà nó thường được sử dụng trong những scene cao trào, sôi động, kết hợp cùng khói và lazer đem lại cảm giá hưng phấn, bùng nổ cho khán giả.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện
  • Đèn follow

Nếu đã có dịp từng tham gia các chương trình ca nhạc hay các buổi hội nghị, hội thảo thì chắc chắn bạn đã từng gặp qua sự hiện diện của đèn follow. Đèn dùng ánh sáng trắng tròn rọi trực tiếp vào ca sĩ hay khách mời đang phát biểu nhằm thu hút sự chú ý của toàn bộ khán giả. Tuy nhiên, điểm trừ đáng kể đến nhất của đèn chính là việc phải có người điều khiển trong cánh gà. Điều này gây bất lợi khá lớn với các chương trình nhỏ, nguồn nhân lực ít hoặc hạn chế về mặt bằng tổ chức.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện
  • Đèn cực tím (utral violet)

Đây là loại đèn được sử dụng chạy nền trên sân khấu, chiếu lên tục kết hợp ánh áng cùng cac màu khác khiến màu sắc tươi tắn và trung thực hơn, đặc biệt là khi phối hợp cùng màu trắng. Có 2 lạoi đèn UV đó là blue và black, đèn UV blue cho màu sáng và tươi hơn black.

  • Đèn PAR 64

Đèn PAR 64 là tên viết tắt của Parabollic Aliminum Reflector, còn 64 là số bóng đèn có trong mỗi thiết bị. Đèn cho ánh sáng mềm mượt, không bị phản chiếu, có thể dùng thêm dimmer để tạo những khoảng sáng nhanh chóng cùng nhiều hiệu ứng sinh động. Chính vì vậy, không khó để nó trở thành loại đèn cơ bản được sử dụng trong hầu hết các sân khấu lớn nhỏ hiện nay.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện
  • Các thiết bị sáng phụ trợ khác

Đèn tạo mây, tạo khói, tạo tuyết, máy bắn kim tuyến hay máy bắn bong bóng tuy không phải thiết bị sản sinh ánh sáng trực tiếp nhưng chúng góp phần quan trọng giúp sân khấu trong mỗi sự kiện thêm sinh động và chân thực hơn bao giờ hết.

3. Hướng chiếu sáng

Để cho dễ hiểu thì hướng chiếu sáng chính là vị trí mà bạn dự định sẽ đặt nguồn sáng (đèn) để tạo hiệu ứng như mong muốn.

Ví dụ: Muốn sáng mặt diễn giả, người phát biểu trên sân khấu các bạn cần đặt nguồn sáng (đèn) phía trước chiếu về người hoặc vật thể cần sáng.

Trong các sự kiện thông thường, các bạn sẽ gặp những hướng chiếu sáng cơ bản sau:

Hướng mặt: Là vị trí đặt nguồn sáng phía trước sân khấu hướng về diễn viên hoặc vật thể trên sân khấu. Hướng chiếu sáng này giúp người xem nhìn rõ nhân vật trên sân khấu.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện

Hướng đỉnh: Là vị trí đặt nguồn sáng phía trên đỉnh đầu nhân vật hoặc vật thể.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện

Hướng ngược: Là hướng chiếu sáng có nguồn sáng đặt phía sau lưng của nhân vật hoặc vật thể, ngược lại với hướng mặt.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện

Hướng bên (gà): Là hướng chiếu sáng đặt ở 2 bên hông của nhân vật, trong sân khấu có 2 cánh gà 2 bên nên thường gọi là hướng gà để chỉ việc nguồn sáng được thiết kế tại đó để chiếu sáng 2 bên hông hoặc 2 má của diễn viên.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện

4. Góc chiếu sáng

Kết hợp cùng hướng chiếu sáng, bạn cũng cần quan tâm đến góc chiếu sáng. Góc chiếu sáng giúp cho ánh sáng đạt được mục tiêu và chiếu sáng đúng điểm.

Những điều cần lưu ý về ánh sáng trong tổ chức sự kiện

Trong lý thuyết ánh sáng có 1 con số phổ biến là góc 45 độ. Đây được đánh giá là góc chiếu sáng hợp lý cho vật thể trên sân khấu. Ngoài ra, đặt nguồn sáng ở những góc khác nhau so với diễn viên cũng tạo hiệu ứng ánh sáng khác biệt thể hiện được nội dung muốn truyền tải.

Đối với một Event Planner tại Việt Nam thì toàn bộ quá trình sắp xếp bố cục ánh sáng đều diễn ra… trong đầu. Vì thế những yếu tố trên giúp các bạn định hướng rõ hơn những gì muốn thể hiện trong nội dung chương trình và trao đổi lại với người thiết kế ánh sáng giúp thể hiện rõ ý đồ của kịch bản.

Ngoài ra trong thiết kế ánh sáng cũng có những hướng dẫn về ánh sáng cụ thể cho từng loại hình nghệ thuật giúp Event Planner hình dung phần nào về cách thể hiện yếu tố nghệ thuật này trên sân khấu. Nhưng trước tiên các bạn nên nắm được những yếu tố cơ bản trên để làm tốt công việc của mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *