Xu hướng mới cho ngành sự kiện từ đại dịch

Xu hướng mới cho ngành sự kiện từ đại dịch - Phạm Gia Media

Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19, nhiều công ty, doanh nghiệp đã lựa chọn việc tổ chức sự kiện trực tuyến. Thế nhưng, đến nay, hoạt động này không chỉ còn là giải pháp tạm thời linh hoạt để đối phối với dịch bệnh mà đã trở thành xu hướng mới cho ngành sự kiện.

Xu hướng mới cho ngành sự kiện từ đại dịch
Tổ chức sự kiện trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời để đối phó với dịch Covid-19 mà đã trở thành xu hướng mới của ngành

Dịch Covid-19 bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) đã trở thành đại dịch toàn cầu và đang ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến nhiều mặt của nền kinh tế, trong đó những ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến như: du lịch, sự kiện, dịch vụ vận tải hàng không, nông nghiệp, xuất/nhập khẩu…

Đặc biệt, kể từ khi Bộ Y tế đưa ra các khuyến cáo nhằm tránh sự lây lan của dịch Covid-19, bao gồm cả việc tránh tụ tập nơi đông người, các dịch vụ giải trí và tổ chức sự kiện tưởng chừng bị “khai tử”. Tuy nhiên, một cánh cửa mới đã mở ra, ngành sự kiện có một hướng đi mới, không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người mà còn đáp ứng yêu cầu công nghệ số của thời đại.

“Cú sốc” Covid-19

Trong viễn cảnh ngành công nghiệp “không khói” đang “ăn nên làm ra” và chiếm tỷ trọng GDP ngày càng cao trong nền kinh tế, thì ngành Quản trị dịch vụ giải trí và Tổ chức sự kiện cũng cho thấy nhiều triển vọng hơn bao giờ hết. Thế nhưng, “cú sốc’’ Covid-19 đã tạm khép lại nhiều cơ hội và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nói chung cũng như ngành tổ chức sự kiện nói riêng.

Đầu tiên, phải kể đến việc hàng loạt sự kiện có quy mô lớn trên thế giới bị hủy bỏ, trong đó Đại hội Thế giới Di động (Mobile World Congress – MWC) ở Tây Ban Nha – một trong những triển lãm thương mại hoành tráng nhất năm bị hủy với lý do hàng loạt hãng di động lớn trên thế giới như Intel, LG, Nokia, Vodafone, ZTE, Nvidia, Sony, Amazon, Cisco, Ericsson,… đồng loạt thông báo không tham dự sự kiện. Ngoài ra, các sự kiện công nghệ lớn khác cũng góp mặt trong danh sách này như: Hội thảo F8 của Facebook, Hội thảo các nhà phát triển trò chơi điện tử toàn cầu, Hội chợ sách quốc tế Leipzig, Hội nghị các nhà phát triển I/O năm 2020 của Google…

Không những thế, dịch bệnh cũng khiến nhiều công ty, doanh nghiệp tổ chức sự kiện lớn lao đao. Trong đó, Eventbrite – một trong những công ty sự kiện lớn tại Mỹ đã thông báo hạ triển vọng kinh doanh của mình do lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tất nhiên, Việt Nam cũng không ngoại lệ khi hầu hết các sự kiện đều bị hủy bỏ hoặc hoãn vô thời hạn do lo ngại những ảnh hưởng của dịch đến sức khỏe cộng đồng.

Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương thức tổ chức sự kiện trực tuyến. Đây không chỉ là giải pháp thay thế cho các sự kiện offline, mà còn mở ra một xu hướng mới trong ngành sự kiện.

Xu hướng mới cho ngành sự kiện từ đại dịch
Tổ chức sự kiện trực tuyến đang ngày càng được chú ý khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu an toàn sức khỏe cộng đồng và theo kịp sự tiến bộ của công nghệ số

Tạo nên một xu hướng mới

Vốn được “chống lưng” bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, các sự kiện trực tuyến ngày càng phổ biến như một kênh tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp, tổ chức với khách hàng, cộng đồng trên môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, chúng đa phần vẫn ở quy mô nhỏ hoặc phát trực tiếp (livestream) trên các kênh truyền thông hoặc mạng xã hội như một phần trong sự kiện tham dự trực tiếp.

Nay, đối mặt với sự ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của dịch Covid-19, việc tổ chức hoạt động trực tuyến được nhiều doanh nghiệp, công ty lựa chọn như một giải pháp linh hoạt nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp nơi công cộng.

Với ưu điểm tương tác trực tiếp với số lượng lớn người xem trong thời gian ngắn, nhanh chóng và hạn chế tập trung đông người, các sự kiện trực tuyến đang trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp.

Đơn cử như, nhà mốt thời trang Giorgio Armani tổ chức show giới thiệu bộ sưu tập Thu Đông 2020 mà không có người xem tại sàn diễn trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Milan. Ngoài website của hãng, show được phát trực tiếp trên Instagram và Facebook. Sau sự kiện trực tuyến, show diễn đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía truyền thông và cộng đồng.

Ngoài ra, các “ông lớn” công nghệ như Apple, Samsung hay Huawei… cũng đều lựa chọn phương thức này để ra mắt dòng sản phẩm của mình.

Hiện tại, theo các chuyên gia phân tích, dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát và những tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng chưa thể dự đoán chính xác.

Vì thế, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình những kênh truyền thông phù hợp, bên cạnh đó, việc tổ chức sự kiện trực tuyến cũng sẽ là một trong những công cụ truyền thông hữu ích đáng để doanh nghiệp lựa chọn.

Châm ngôn của chúng tôi: Uy tín – chính là DANH DỰ
Chất lượng – tạo nên sự KHÁC BIỆT , Sáng tạo – là yếu tố CẠNH TRANH ,Bền vững – giá trị của THÀNH CÔNG

Liên hệ Công ty TNHH Truyền thông Sự kiện Phạm Gia Media

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *