Lưu ý khi sáng tạo slogan của doanh nghiệp

Lưu ý sáng tạo slogan cho doanh nghiệp

Slogan là một trong những điểm nhấn và thu hút khách hàng của doanh nghiệp. Nếu bạn có một câu slogan thú vị sẽ giúp cho sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến hơn. Đây là một trong những cách thức làm truyền thông tiết kiệm chi phí nhất.

Vậy làm cách nào để có được một slogan hay? Thể hiện được ý nghĩa sản phẩm hay mục tiêu của công ty bạn? Phạm Gia Media mách bạn các lưu ý khi sáng tạo slogan!

5 lưu ý khi sáng tạo slogan cho doanh nghiệp

Lưu ý khi sáng tạo slogan của doanh nghiệp
Slogan giúp ghi dấu ấn với khách hàng
  • Thể hiện đúng nội dung của sản phẩm:

Slogan của bạn phải đúng với đặc điểm, tính chất và nội dung mà bạn muốn cung cấp cho khách hàng. Ví dụ bạn kinh doanh ăn uống không thể nào dùng slogan giống với kinh doanh xe máy. Do đó, chú trọng vào nội dung là một điều rất cần thiết.

Phải làm cách nào để chỉ cần khách hàng nghe thấy là biết ngay bạn đang bán loại hàng nào. Bởi vì những câu slogan hay sẽ được truyền miệng nhau nên đôi khi mọi người sẽ không thể nhìn thấy chúng trên bao bì.

  • Sự khác biệt:

Chắn chắn mỗi câu slogan đều phải có sự khác biệt. Nếu bạn nhạy theo slogan của người khác có nghĩa là đang ăn cắp ý tưởng của họ. Điều này không được khuyến khích trong kinh doanh.

Sự khác biệt cũng là cách để sản phẩm của công ty bạn không bị nhầm với ai khác. Bằng cách nào đó người ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm của bạn ngay khi nghe thấy một câu nói nào đó tương tự. Khi đó, bạn đã thành công tạo dựng được tên tuổi của doanh nghiệp mình.

  • Ngắn gọn, dễ nhớ:

Nên nhớ slogan là để mọi người PR cho bạn một cách miễn phí. Họ sẽ không thể nào phát tán chúng nếu câu nói ấy quá dài và khó nhớ. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp sử dụng slogan chỉ với 1 2 từ đơn giản. Nhưng chỉ cần nhắc đến cụm từ ấy, khách hàng sẽ biết ngay đến họ.

Các câu slogans tốt không nên dài hơn một câu đầy đủ chủ vị, độ dài thường thấy của slogan thường rơi vào khoảng từ 6 đến 8 từ. Bất cứ câu slogan nào dài hơn một câu thường sẽ bị lộn xộn và dễ bị mờ nhạt không đi vào trí nhớ của khách hàng trừ khi nó có vần và thanh điệu bắt tai. Mục tiêu tối thượng của việc viết slogan là mọi thông tin cần được đúc kết trong câu chữ ngắn nhất có thể.

Lưu ý khi sáng tạo slogan của doanh nghiệp
Slogan cần ngắn gọn, dễ nhớ
  • Nhấn nhá và vần điệu:

Một câu slogan dài hơn 1 từ nên có ít nhất hai trong ba yếu tố vần điệu, nhịp điệu và âm thanh khơi gợi. Slogan dù là để đọc hoặc để nghe cũng nên dễ nghe, bắt tai. Sự kết hợp nhịp nhàng, uyển chuyển của câu chữ sẽ dễ dàng gây ấn tượng và tăng khả năng truyền miệng của slogan.

Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta lắp từ ngữ vào âm nhạc, nhịp điệu thì những từ ngữ đó dễ đi vào tâm trí con người hơn là những câu chữ đứng đơn điệu, đây là điểm cộng của việc sáng tạo slogan có thanh điệu nhịp nhàng như một bài hát.

  • Thành thật:

Khi viết slogan chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng phóng đại, cường điệu hóa khả năng, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ nhưng điều này đặc biệt nên tránh. Những câu đại loại kiểu “giữ vị trí số 1 trong…”, “…tốt nhất…” sẽ tạo cảm giác chung chung, không rõ ràng và chắc chắn sẽ bị đánh giá là không thành thật bởi chẳng có thống kê hay đo lường cụ thể để khẳng định bạn giữ vị trí số mấy. Hầu hết các slogan như vậy đều không nhận được phản ứng tích cực từ người tiêu dùng.

Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể thành thật nhưng khéo léo khoe điểm nổi bật của doanh nghiệp mình.

Liên hệ Công ty TNHH Truyền thông Sự kiện Phạm Gia Media

Xem thêm: Tận dụng mạng xã hội để làm truyền thông tiết kiệm

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *