Ngân sách cho truyền thông bao nhiêu là hợp lý?

Ngân sách cho truyền thông bao nhiêu là hợp lý?

Ngân sách là hạng mục đòi hỏi các nhà quản trị cần phải “cân, đo, đong, đếm” thật chuẩn xác nếu muốn tối ưu hóa ngân sách. Dĩ nhiên không ai muốn “ném tiền” vào chạy quảng cáo một cách mù quáng mà không quan tâm đến chi phí lãi, lỗ hay hòa vốn ra sao.

Trong bài viết lần này, Phạm Gia Media với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và tổ chức sự kiện sẽ giúp các nhà quản lý giải bài toán về ngân sách cho truyền thông làm sao để tối ưu hiệu quả mà vẫn đảm bảo tối giảm ngân sách thực hiện.

3 loại chi phí marketing chính trong mỗi chiến dịch truyền thông

Hầu hết các doanh nghiệp thường chia chi phí hoạt động marketing thành 3 phần chính:

  • Hoạt động đầu tư và xây dựng hình ảnh thương hiệu: nên kiểm soát trong phạm vi so với ngân sách marketing tổng hàng năm không quá 10% là tương đối phù hợp
  • Hoạt động truyền thông cho thương hiệu, tạo ra sự chuyển đổi thúc đẩy nhu cầu của khách hàng: tổng ngân sách này có thể chiếm lên đến 70% tổng ngân sách của năm
  • 20% ngân sách còn lại sẽ được dùng để chăm sóc khách hàng như duy trì nội dung, tiếp thị lại, chăm sóc khách hàng cũ….

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực marketing, bạn nên dành từ 2 – 5% doanh thu bán hàng của mình cho hoạt động marketing.

4 phương pháp tính chi phí marketing hiệu quả được nhiều người lựa chọn áp dụng hiện nay

  • Ngân sách tương đương đối thủ: Ngân sách sẽ được xác định dựa trên quan điểm thực tế nếu dùng chi phí thấp hơn đối thủ thì công ty sẽ mất đi thị phần hoặc giảm doanh số đi
  • Thiết lập tỷ lệ nhất định:  Hãy đưa ra một nguồn ngân sách rõ ràng sau khi cân nhắc đủ yếu tố về nguồn lực, phí quảng cáo, mục tiêu ưu tiên tại thời điểm quyết định.
  • Tính trên tỷ lệ phần trăm doanh số: Bạn cũng có thể xác định chi phí marketing bằng việc đưa ra một tỷ lệ % dựa trên doanh số bán hàng thu về. Đây là cách đơn giản, được áp dụng khá nhiều hiện nay.
  • Dựa vào kỳ vọng: Cách hoạch định ngân sách này sẽ dựa vào kỳ vọng của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu nào đó của công ty.

Chi phí quảng cáo trên nền tảng Digital Marketing theo ngành nghề

Sự bùng nổ của công nghệ số đã khiến nền tảng Digital Marketing trở thành hình thức marketing nhận “sủng” nhiều nhất từ giới marketer với các “đứa con cưng” là Content, SMM (Social Media Marketing), PPC, Tiếp thị liên kết…

Có lẽ vì vậy, phần trăm ngân sách cho Digital Marketing luôn chiếm phần lớn trong ngân sách. Hãy tham khảo mức chi phí dành cho các mảng trong Digital Marketing này ở 1 số ngành nghề hiện nay nhé

  • Ngành làm đẹp: một ngành đứng Top thu nhập hiện nay và không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng cực nhanh nên không lấy làm lạ khi các nhà quản lý sẵn sàng chi >35% tổng chi phí Digital Marketing cho phần chạy Ads và chưa bao gồm các chương trình giảm giá.
  • Lĩnh vực giáo dục mà phổ biến nhất là E – Learning: Với các sản phẩm này nhiều bên phải chi trả >30% cho chi phí marketing trên giá bán với mục tiêu là bán khoá học cho khách đầu tiên và kỳ vọng up-sale khi khách hàng quay lại lần 2
  • Lĩnh vực E – Commerce: Vòng đời của 1 khách hàng trên nền tảng này có thể tái đi tái lại nhiều lần trong năm, nên việc các sàn Ecommerce  là “thâu tóm” được càng nhiều khách hàng càng tốt bằng cách sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho quảng cáo, trợ giá để khách hàng mua hàng lần đầu và tái mua hàng nhiều lần trong tương lai. Với 1 khách hàng lần đầu tiên mua hàng trên sàn Ecommerce thì chi phí doanh nghiệp đầu tư cho quảng cáo có thể gấp 4-5 lần so với lợi nhuận thu về từ dịch vụ trên chính đơn hàng đầu tiên đó
  • Với lĩnh vực chạy lead Bất động sản: Vì công thức bonus của chủ đầu tư cho các Sàn giao động từ 3% – 7% nên công thức của các sàn thông thường sẽ chia 3 con số được bonus đó để đầu tư cho Marketing Lead Ads, 2 phần còn lại để trả lương, trả thưởng cho Sale và vận hành doanh nghiệp.
  • Các lĩnh vực như công nghệ, phần mềm, CRM, hosting, domain: Vì đây là lĩnh vực mà hoạt động thu phí dựa trên subscription (thu phí hàng tháng, hàng năm), nên doanh nghiệp sẵn sàng chi ra 100% chi phí/doanh thu hoặc hơn thế nữa chi cho khách hàng đăng ký lần đầu, họ sẽ thu về lợi nhuận từ lần thu phí thứ 2 trở đi.

Trên đây là những gợi ý để bạn có thể giải bài toán chi phí marketing mà Phạm Gia Media đã đúc kết qua nhiều năm đồng hành cùng càng thương hiệu trong hành trình tiếp cận gần hơn với khách hàng và sau cùng là tăng doanh thu, hy vọng sẽ hữu ích với bạn.

Xem thêm: 6 nguyên tắc “nằm lòng” khi làm truyền thông

Liên hệ Công ty TNHH Truyền thông Sự kiện Phạm Gia Media