Tìm hiểu marketing quốc tế là gì với thương hiệu Coca- Cola

Tìm hiểu marketing quốc tế là gì với thương hiệu Coca- Cola

Với thị trường kinh doanh ngày càng phát triển nhanh chóng, để mở rộng thị phần của mình một cách tối ưu nhất các doanh nghiệp dần chuyển sang các “mảnh đất” mới. Xu hướng tham gia vào các thị trường quốc tế đang là sự lựa chọn của nhiều đơn vị với định hướng vươn tầm một cách đầy mạnh mẽ.

Vì vậy, marketing quốc tế đã dần trở thành một “mảnh ghép” không thể thiếu và đầy quan trọng trong xu hướng này. Để có thể thuận lợi trong việc mở rộng thị phần, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nên một chiến lược marketing quốc tế hiệu quả, phù hợp và định hướng đúng đắn.

Tìm hiểu marketing quốc tế là gì với thương hiệu Coca- Cola
Tìm hiểu marketing quốc tế là gì với thương hiệu Coca- Cola

Marketing quốc tế là gì?

Marketing quốc tế trong tiếng Anh còn được gọi là International Marketing, thuật ngữ này chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây của ngành Marketing hiện đại. Do đó, “Marketing quốc tế là gì?” ắt hẳn vẫn là câu hỏi băn khoăn với nhiều người ngay lúc này. Marketing quốc tế là quá trình tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng nước ngoài – thị trường nước ngoài. Nó sẽ bao gồm tất cả các hoạt động tiếp thị thông thường mà bạn vẫn tiến hành, biết đến từ trước đến như tìm kiếm khách hàng, xác định thị phần, tiếp cận khách hàng, quảng bá hàng hóa,…

Điểm khác biệt lớn nhất chính là phạm vi marketing đã không còn ở trong nước mà vươn tầm sang các thị phần nước ngoài khác. Lúc này, đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp cũng thay đổi. Thậm chí ngay cả sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp với thị trường mới, khách hàng mới. Tuy nhiên, đây vẫn là một chiến lược được đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Nhất là khi thị trường trong nước đã bắt đầu “khó thở” hơn, việc khai thác tiềm năng, cơ hội dần trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vẫn sẽ có không ít điểm tương đồng với marketing nội địa, nhưng marketing quốc tế sẽ tồn tại không ít những thách thức lớn. 

Với phạm vi mở rộng ra hơn rất nhiều sẽ cho phép doanh nghiệp tìm kiếm, nhận được vô số cơ hội khác nhau. Trong kinh doanh, ắt hẳn không một đơn vị nào là không muốn mở rộng thị phần của mình. Vậy khi thị trường trong nước đã không còn tiềm năng như lúc trước, chính là lúc bạn bắt đầu phải tìm kiếm thị trường ở ngoài phạm vị này cho mình. Marketing quốc tế vẫn sẽ áp dụng những nguyên tắc của marketing cơ bản, để đáp ứng nhu cầu có tính đa dạng cao của các nhóm khách hàng tiềm năng khác nhau theo từng thị trường.

Bản chất của marketing quốc tế

Chỉ thông qua một định nghĩa cơ bản, có lẽ nhiều bạn vẫn chưa thể hiểu rõ ràng về marketing quốc tế là gì. Nhất là khi đây là lần đầu tiên bạn tìm hiểu về thuật ngữ này, chưa có những kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, hãy tìm hiểu rõ về bản chất của marketing quốc tế để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé. Bản chất của marketing quốc tế đơn giản là việc thực hiện chiến lược tiếp thị vươn ra khỏi phạm vi trong nước. Đồng thời, nó còn giúp doanh nghiệp trả lời được những câu hỏi quan trọng như: Có nên vươn ra thị trường nước ngoài không? Thị trường nước nào sẽ là tiềm năng với doanh nghiệp? Kinh doanh ở thị trường nước ngoài bằng cách nào?….

Như vậy, marketing quốc tế vẫn sẽ bao gồm các thành phần cơ bản như marketing nội địa. Bạn vẫn cần phải tiến hành những công việc cần thiết với một trình tự tương đồng. Hãy đơn giản rằng đây là một thị trường mới mà mình cần phải thâm nhập và phát triển thành công. Tất nhiên, ở mỗi một thị trường quốc tế vẫn sẽ có sự khác nhau về đặc điểm, người tiêu dùng, nhu cầu,… Đây chính là những yếu tố mà bạn cần phải căn cứ vào để phát triển chiến lược marketing quốc tế của mình sao cho thực sự hiệu quả. Chắc chắn rằng chúng ta không thể dập khuôn y đúc những kinh nghiệm, bài học, bí quyết từ marketing nội địa sang marketing quốc tế, hay từ nước này sang nước khác. Đã có không ít những thương hiệu phát triển marketing quốc tế nhưng lại thất bại một cách nặng nề, do việc không hiểu rõ về điều này.

Tại sao cần phải có marketing quốc tế?

Có nên tham gia vào marketing quốc tế không? Marketing quốc tế có cần thiết với doanh nghiệp không? Đây luôn là một quyết định khó khăn đối với các nhà quản trị. Việc mở rộng phạm vi kinh doanh, tìm kiếm những cơ hội tiềm năng phát triển mới là điều mà nhà làm chủ nào cũng mong muốn. Nhưng việc tham gia vào thị trường quốc tế vốn không phải là một điều đơn giản. Marketing quốc tế vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tất nhiên, việc nên hay không nên có marketing quốc tế sẽ cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu bạn băn khoăn với câu hỏi tại sao cần phải có marketing quốc tế thì có đến 4 lý do để lý giải cho điều này như sau:

•    Lý do thứ nhất: Thị trường trong nước ngày càng có mức độ cạnh tranh khốc liệt tăng cao. Ngành bạn đang hoạt động theo thời gian càng có nhiều đối thủ tham gia, nhu cầu của người tiêu dùng đã bắt đầu giảm xuống. Những điều này sẽ khiến biên độ lợi nhuận sụt giảm, vì vậy việc mở rộng thị trường quốc tế trong điều kiện này luôn là một giải pháp hoàn hảo.

•    Lý do thứ hai: Marketing quốc tế sẽ mở ra cơ hội kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp theo thời gian.

•    Lý do thứ ba: Marketing quốc tế sẽ mở ra các cơ hội sinh lời cao hơn so với việc mãi mãi “trung thành” với thị trường nội địa. 

•    Lý do thứ tư: Với sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành marketing hiện đại nói chung và marketing quốc tế nói riêng. Việc triển khai marketing quốc tế nhờ đã mà trở nên thuận tiện hơn rất nhiều, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp tối ưu được nguồn ngân sách cho mình.

Các dạng marketing quốc tế

Marketing quốc tế là một trong những hoạt động không thể thiếu khi các doanh nghiệp mở rộng phạm vị kinh doanh của mình sang các nước khác. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết thì tiếp thị quốc tế cũng được phân chia thành 3 dạng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về từng dạng dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1.    Marketing xuất khẩu – Export Marketing: Đây là dạng rất phổ biến và bạn cũng sẽ bắt gặp nhiều hơn cả. Marketing xuất khẩu sẽ là kiểu xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm sang các nước khác. Tuy nhiên, do thị trường các nước khác sẽ có những đặc điểm riêng biệt so với thị trường nội địa. Vì vậy buộc các Marketers phải tiến hành việc nghiên cứu, phân tích thị trường một cách kỹ lưỡng.

2.    Marketing ở nước sở tại – The Foreign Marketing: Đây là dạng marketing quốc tế mà các doanh nghiệp đã thâm nhập thị trường thành công. Nhưng lúc này doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, sự cạnh tranh khác nhau. Lúc này hơn bao giờ hết, đội ngũ tiếp thị cần phải nắm bắt rõ nhất những điểm khác biệt, những lợi thế và cơ hội của mình.

3.    Marketing đa quốc gia – Multinational Marketing: Đúng như tên gọi, marketing đa quốc gia sẽ đề cao tính phối hợp, tương tác trong hoạt động tiếp thị ở nhiều thị trường – quốc gia khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải có kế hoạch và nâng cao công tác kiểm soát, quản lý của mình.

Tìm hiểu marketing quốc tế là gì với thương hiệu Coca- Cola
Marketing quốc tế có nhiều dạng khác nhau

Các hoạt động của marketing quốc tế

Trong marketing quốc tế ngoài các nguyên tắc căn bản, hoạt động tương tự marketing nội địa ra thì còn có những hoạt động hết sức tiêu biểu. Cùng với đó, marketing quốc tế vẫn còn được biết đến là sự phối hợp hoàn hảo giữa hoạt động tiếp thị và quản lý kinh doanh quốc tế. Quá trình làm việc của marketing quốc tế có thể bạn sẽ thấy nó không khác marketing nội địa là bao. Nhưng do tính chất về phạm vi, đặc điểm khác biệt của thị trường nên các hoạt động dù giống nhau đi nữa vẫn sẽ đòi hỏi chuyên môn cao hơn. Theo đó, sẽ có 3 hoạt động trong marketing quốc tế không thể thiếu.

1.    Đánh giá thị trường quốc tế: Hoạt động đầu tiên trong marketing quốc tế giúp bạn định hình chiến lược cũng như ý tưởng của mình. Lúc này không giống như thị trường nội địa – nơi bạn đã quá quen thuộc. Thậm chí bạn có thể đóng vai là một khách hàng để kiểm chứng các giả định của mình. Nên việc đánh giá thị trường quốc tế luôn là hoạt động không thể thiếu trong quy trình này.

2.    Nghiên cứu phân khúc khách hàng: Nếu như đã xác định được phân khúc thị trường tiềm năng thì một hoạt động không thể thiếu chính là nghiên cứu phân khúc khách hàng. Đây là hoạt động có tầm quan trọng rất lớn, nó sẽ giúp bạn dự đoán được cả nhu cầu, sức mua trong tương lai của thị trường. Việc nghiên cứu phân khúc khách hàng vẫn sẽ được tiến hành dựa trên các phương pháp quen thuộc, điển hình như nhân khẩu học.

3.    Triển khai các chiến lược markeing trên phạm vi quốc tế: Từ những thông tin, data có được, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng và triển khai các chiến lược marketing trên phạm vi quốc tế của mình. Từ chiến lược tổng thể cho đến các chiến lược marketing chức năng, tất cả sẽ được tính toán một cách kỹ lưỡng.

Cách xây dựng chiến lược marketing quốc tế hiệu quả

Do phạm vi lúc này đã vượt ra xa khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia của mình, nên có không ít doanh nghiệp sẽ “lúng túng” trong việc xây dựng chiến lược marketing quốc tế như thế nào để đảm bảo về tính hiệu quả. Trong khi đó, chiến lược marketing quốc tế lại chính là tập hợp các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Dù nó được tiến hành trong thời gian ngắn hay dài thì đều tạo ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến tình hình phát triển chúng.

Chưa kể, việc mở rộng thị phần ra phạm vị quốc tế luôn đòi hỏi rất nhiều nguồn lực của doanh nghiệp. Nếu chiến lược không tốt, không hiệu quả và không phủ hợp sẽ khiến các nguồn lực bị tiêu hao một cách vô ích. Chưa kể, nó còn có thể ảnh hưởng không ít đến hoạt động marketing nội địa hiện tại của bạn. Bởi để thâm nhập thành công các thị trường nước ngoài, nếu nguồn lực không đủ thì buộc bạn phải “cắt giảm” của nguồn lực dành cho thị trường nội địa. Vì vậy, hãy xây dựng chiến lược marketing quốc tế của mình bằng những bước tiêu chuẩn dưới đây:

•    Bước 1: Lựa chọn thị trường mục tiêu
•    Bước 2: Lực chọn hình thức thâm nhập thị trường phù hợp
•    Bước 3: Xác định mục tiêu chiến lược marketing quốc tế
•    Bước 4: Xây dựng kế hoạch marketing
•    Bước  5: Triển khai kế hoạch
•    Bước 6: Kiểm tra và đánh giá mức độ hiệu quả

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing quốc tế

Chiến lược marketing quốc tế có thành công hay không ngoài khâu xây dựng, chuẩn bị ra thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Thậm chí sẽ có rất nhiều yếu tố khách quan mà bạn không thể tự mình kiểm soát, dự đoán được tất cả. Hơn thế, môi trường quốc tế lại chứa đựng rất nhiều vấn đề khác nhau và nó hoàn toàn khác biệt so với môi trường nội địa mà bạn đang tham gia. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược marketing quốc tế bạn nên tính đến cả những yếu tố này để tránh rơi vào các rủi ro, khó khăn không mong muốn cho mình.

Yếu tố chính trị – pháp luật: Luôn là yếu tố có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược marketing quốc tế của bất kỳ đơn vị nào. Trước khi tiến hành thâm nhập thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nên nhanh nhạy trong việc nắm bắt các quyết định, quan điểm chính trị, pháp luật tại nước đó. Từ đó mới đánh giá xem đây liệu có phải là thị trường tiềm năng mà bạn nên tham gia vào không.

Yếu tố cạnh tranh: Chiến lược marketing quốc tế không chỉ thực hiện các chức năng như thâm nhập, khai thác thị trường, tìm kiếm nhu cầu và khai thác khách hàng thành công mà còn giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển trước sức cạnh tranh của các đối thủ. Thêm vào đó, mọi chiến lược, quyết định bạn đưa ra đều tạo ra ảnh hưởng đến thị trường. Nên yếu tố cạnh tranh sẽ là điều ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược tiếp thị quốc tế của bạn.

Yếu tố công nghệ: Vươn ra thị trường quốc tế thì công nghệ luôn là yếu tố không thể thiếu, nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay của chúng ta. Thậm chí có thể nói rằng, đơn vị nào sở hữu công nghệ cao đã chiếm được một lợi thế rất lớn cho mình.

Yếu tố nhân khẩu học: Hay đúng hơn là đặc điểm người tiêu dùng của thị trường tiềm năng. Cũng giống như thị trường Việt, nhân khẩu học của chúng ta có những đặc điểm rất riêng biệt mà không trùng lặp với bất kỳ thị trường nào khác. Cũng chính những điều này sẽ là căn cứ quan trọng để bạn xây dựng nên chiến lược tiếp thị quốc tế của mình.

Tham khảo chiến lược marketing quốc tế của Coca-Cola

Tìm hiểu marketing quốc tế là gì với thương hiệu Coca- Cola
Tham khảo chiến lược marketing quốc tế của Coca-Cola

Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm một ví dụ về marketing quốc tế trong thực tế để học hỏi, nghiên cứu chuyên sâu hơn thì Coca-Cola là cái tên không thể bỏ qua. Cũng có thể nói rằng, chiến lược marketing quốc tế của Coca-Cola cũng là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công vang dội cho thương hiệu này. Ngoài thị phần “siêu to khổng lồ” Coca-Cola còn được biết đến là một doanh nghiệp có thương hiệu rất mạnh. Vậy trong chiến lược marketing quốc tế của đơn vị này có điều gì đặc biệt?

Ngoài việc triển khai mô hình marketing 4P thì Coca-Cola còn lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho mình. Theo đó, chiến lược marketing quốc tế này sẽ hướng đến mục tiêu gia tăng lợi nhuận thông qua việc cắt giảm chi phí với phạm vi trên mọi thị trường của mình. Ngoài ra còn gia tăng giá trị bằng cách cung cấp sản phẩm theo nhu cầu của từng thị trường. Chiến lược này còn có sự kết hợp hài hòa với chiến lược đa nội địa trước đây của Coca-Cola nhằm đảm bảo cho các mục tiêu, giá trị thương hiệu. Đồng thời, để có thể đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu theo từng địa phương, đơn vị này còn hướng dẫn, xem xét và tiếp thị theo xu hướng.

Mong rằng với những chia sẻ về marketing quốc tế trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, sẽ gửi đến bạn thật nhiều thông tin tham khảo đầy hữu ích. Được coi là một xu hướng tất yếu của thị trường kinh doanh, đến một thời điểm nhất định doanh nghiệp cần phải xem xét một cách chuyên sâu về vấn đề này. Marketing quốc tế có thể mở ra rất nhiều cơ hội phát triển, nhưng kèm theo đó sẽ bao gồm cả thách thức mà bạn phải đương đầu. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho mình những “hành trang” quan trọng để có thể không ngừng mở rộng và phát triển doanh nghiệp của mình.

Liên hệ Công ty TNHH Truyền thông Sự kiện Phạm Gia Media

Xem thêm: Ưu, nhược điểm của marketing thông qua người nổi tiếng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *